Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh sỏi thận cần biết
Sỏi thận là gì ?
Sỏi thận hay còn có tên gọi khác là sạn thận, sỏi đường tiết niệu là hiện tượng các chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại, lâu ngày kết lại tạo thành sỏi. Sỏi thận được cho là một trong những nguyên nhân chính có thể dẫn đến suy thận, thận hư. Trong trường hợp sỏi thận nhỏ và mới hình thành thì có thể bị đưa ra ngoài qua đường nước tiểu nhưng nếu sỏi thận lớn thì sự việc lại trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều. Bởi lúc các viên sỏi di chuyển rất dễ cọ xát vào đường niệu gây ra các cơn đau lưng, nặng hơn là hiện tượng tiểu ra máu.
Sỏi thận do nước tiểu lắng đọng tạo thành sỏi
Nếu sỏi thận không được chữa trị kịp thời và kéo dài sẽ khiến chúng bị kẹt lại tại cuống đài thận gây bế tắc, làm giãn nở và tạo ra áp lực tác động lên dây thần kinh thận và vỏ thận gây ra cơn đau quặn thận. Nguy hiểm hơn các viên sỏi còn có thể làm tắc nghẽn đường nước tiểu lâu ngày sẽ dẫn đến viêm nhiễm xơ hóa đường tiểu và giảm chức năng co bóp đường tiểu gây nên các lỗ rò ở bàng quang, niệu quản gây ra suy thận.
Nguyên nhân gây ra bệnh sỏi thận
Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe gây ra chứng bệnh sỏi thận, nhưng nguyên nhân chính được xác định là do cơ chế làm việc của thận không hiệu quả, hay nói một cách khác là do cơ chế đào thải, và hấp thu kém dẫn đến các chất thải lắng đọng lâu ngày sẽ gây ra bệnh sỏi thận. Bên cạnh đó những nguyên nhân khác được xác định lần lượt như sau:
- Đường tiểu dị dạng: vì những lí do gián tiếp ảnh hưởng đến đường tiểu khiến nó bị biến dạng làm cho nước tiểu không thoát ra hết, lâu ngày tích trữ, đọng lại và tạo sỏi.
- Do lắng đọng lâu ngày: đây là một trong những nguyên nhân có thể khắc phục khá đơn giản nhưng lại rất nhiều người mắc phải. Uống không đủ nước hoặc uống 1 lúc quá nhiều nước sẽ dẫn đến việc lắng đọng dễ hình thành sỏi
- Ăn uống không hợp lí: ăn quá nhiều 1 loại thức ăn nào đó và không có sự luân chuyển các món ăn cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh sỏi thận. Ví dụ như: ăn quá nhiều thịt mà ít ăn rau, hoặc quá nhiều rau ít ăn thịt.
Ăn quá nhiều thịt là 1 trong những nguyên nhân gây sỏi thận
- Bị u xơ tiền liệt tuyến: chứng bệnh trung gian này sẽ làm cho lòng bàng quang bị thu hẹp dễ khiến nước tiểu đọng lại lâu ngày tạo thành sỏi
- Các chấn thương nặng: thường các bệnh nhận bị chấn thương nặng mất khả năng di chuyển sẽ phải nằm điều trị một chỗ, uống sữa nhiều hơn nước. Rất dễ hình thành sỏi thận
- Bộ phận sinh dục nhiễm trùng: thường gặp ở nữ giới nhiều hơn so với nam giới, khi không được vệ sinh sạch sẽ vi trùng có cơ hội xâm nhập gây viêm đường tiết niệu, tạo mủ và lắng đọng các chất bài tiết của cơ thể, từ đó hình thành sỏi.
- Bàng quang chứa dị vật: đã có nhiều trường hợp phát hiện có vật dị dạng trong bàng quang như cỏ, rơm, lá cây. Chúng chính là nguyên nhân gây sỏi thận, những cục sỏi với kích thích lớn hơn rất nhiều.
Triệu chứng biểu hiện bệnh sỏi thận
Bệnh sỏi thận nếu được phát hiện sớm để có giải pháp điều trị kịp thời sẽ hạn chế được rất nhiều các biến chứng nguy hiểm xảy ra. Chính vì vậy cần trang bị kiến thức và hiểu biết rõ về chứng bệnh này ngay hôm nay. Xem những triệu chứng cảnh báo của cơ thể có nguy cơ bị sỏi thận như sau:
- Đau lưng: một trong những dấu hiệu phổ biến nhất thường gặp phải ở người bị sỏi thận là đau lưng mạn sườn, các cơn đau sẽ xuất hiện từng lúc và có thể kéo dài hoặc ngắn tùy thuộc vào tình trạng tiến triển của bệnh. Đối với nam giới, các cơn đau có thể xuất hiện ở vùng tinh hoàn hoặc bìu
- Đi tiểu ra máu: khi các viên sỏi di chuyển và va chạm với đường tiết niệu sẽ gây tổn thương và dẫn đến hiện tượng tiểu ra máu, một trong những biến chứng đặc trưng của chứng bệnh sỏi thận.
Đau lưng triệu chứng phổ biến dễ phát hiện của bệnh sỏi thận
- Tiểu buốt, tiểu rắt: cảm giác đau nhức xuất hiện trong lúc đi tiểu cũng như việc tiểu rắt do đường tiết niệu bị nhiễm khuẩn
- Sốt cao: Sốt cao kèm theo các biểu hiện như: rét run, đau hông, lưng, đái buốt, đái rắt, đái mủ là dấu hiệu của viêm thận – bể thận cấp.
Lời khuyên của chuyên gia
Để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh sỏi thận, mỗi người cần tự xây dựng cho mình một lối sống khoa học lành mạnh, đặc biệt hạn chế thực hiện các thói quen xấu ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của thận. Cùng với đó một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp hỗ trợ thận hoạt động tốt hơn rất nhiều và tránh được nhiều nguy hiểm tiềm tàng khác. Trường hợp xấu nếu phát hiện mình có các dấu hiệu giống với sỏi thận, cần đến bệnh viện hoặc cơ quan y tế gần nhất để được các bác sĩ khám điều trị và cho lời khuyên.
Số lần xem: 1506